Tính năng động, tiên phong của đội ngũ cán bộ trong xu hướng nâng cao chất lượng quản trị địa phương, thúc đẩy liên kết vùng (Kỳ 1)

21/11/2023 10:37 Số lượt xem: 6

Trong thời gian qua, công tác xây dựng nền hành chính nhà nước đã đạt được những kết quả tích cực, quan trọng, từng bước vững chắc tiến tới một nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ Nhân dân. Từ việc ban hành các chương trình, kế hoạch về đổi mới tổ chức bộ máy, cho tới cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt, Chính phủ đã đề ra các chương trình, kế hoạch cải cách hành chính mang tính toàn diện, đồng bộ và chỉ đạo triển khai quyết liệt, thông qua đó, nền hành chính đã có chuyển biến tích cực theo hướng nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, trách nhiệm, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của người dân và xã hội với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Song, cũng cần nhận thấy một thực tế: còn không ít cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước hiện nay làm việc thiếu tích cực, thiếu sự năng động, sáng tạo và đổi mới; tác phong chậm chạp, rườm rà; thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm... Do đó nghiên cứu, đánh giá về tính năng động, tiên phong của đội ngũ cán bộ nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng là rất cần thiết nhằm thực hiện các mục tiêu tổng quát và mục tiêu xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

1. Xu hướng nâng cao chất lượng quản trị địa phương, liên kết vùng gắn với năng lực quản trị địa phương

Năng lực quản trị địa phương là khả năng của chính quyền địa phương có thể thực hiện các chính sách, biện pháp phù hợp với yêu cầu quản trị địa phương trong quản trị nhà nước, bảo đảm cho chính quyền địa phương có khả năng thúc đẩy sự phát triển bền vững của địa phương và đáp ứng sự kỳ vọng, mong đợi của người dân. Việc đánh giá đầy đủ về năng lực quản trị của chính quyền địa phương không phải là một vấn đề đơn giản. Một trong những cách tiếp cận năng lực quản trị của chính quyền địa phương trên năng lực của 03 trụ cột chính (thể chế - bộ máy - con người). Chính quyền địa phương quản trị hiệu quả các hoạt động địa phương khi chính quyền địa phương ban hành hệ thống các quy định phù hợp với điều kiện địa phương, có tổ chức bộ máy tinh gọn, linh hoạt và đội ngũ nhân sự có chất lượng, có khả năng giải quyết tốt các vấn đề của địa phương và không ngừng nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp địa phương. Năng lực quản trị quyết định đến chất lượng quản trị địa phương. Điều này đòi hỏi:

Thứ nhất, chính quyền địa phương phải tư duy và hành động nhanh chóng, linh hoạt, sáng tạo để quản trị hiệu quả các vấn đề của địa phương.

Đổi mới quản trị quốc gia buộc tất cả các ngành, các cấp phải thay đổi cả tư duy và hành động, phải sáng tạo, chủ động trong toàn bộ quá trình thực hiện sứ mệnh của mình trước Nhân dân. Bên cạnh đó, để đảm bảo hiệu quả quản trị trong bối cảnh hiện nay, buộc các địa phương phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi phương phức quản trị cho phù hợp với yêu cầu của nền quản trị quốc gia và thực tiễn quản trị địa phương. Việc đổi mới trước hết buộc chính quyền địa phương phải xác định lại sứ mệnh của mình là dẫn dắt, định hướng và khuyến khích, tạo điều kiện cho xã hội phát triển theo đúng khuôn khổ và định hướng của cả nền quản trị quốc gia thay vì quản lý xã hội như trước đây.

Như vậy, về tư duy, đổi mới quản trị quốc gia đòi hỏi chính quyền địa phương phải thay đổi tư duy về mục tiêu của quản trị nhà nước ở địa phương từ mục tiêu quản lý sang quản trị, lấy hiệu quả thực thi công vụ, phục vụ người dân và doanh nghiệp tại địa phương làm mục tiêu quản trị (lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm của sự phục vụ). Điều này đòi hỏi nhà quản trị của địa phương phải trân trọng, khuyến khích các tư duy mới, đột phá, sáng tạo vì giá trị chung của cộng đồng địa phương. Về hành động sẽ phải thay đổi phương thức quản trị để nâng cao hiệu quả, chất lượng cung ứng các dịch vụ cho tổ chức, công dân phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ. Do đó, chính quyền địa phương cũng buộc phải thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ cách thức quản trị nhà nước ở địa phương, chuyển phương thức quản lý truyền thống sang phương thức quản trị hiện đại, trực tuyến. Mặt khác, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đối mặt với nhiều thách thức. Các thách thức này đòi hỏi chính quyền địa phương phải hành động, phải thiết lập một cơ chế hành động nhanh nhất có thể để kịp thời quản trị, ứng phó với các vấn đề xảy ra ở cấp độ địa phương, quốc gia. Năng lực quản trị của chính quyền địa phương phải đổi mới để đáp ứng với những thách thức này. Năng lực quản trị của chính quyền địa phương được cấu thành từ năng lực của từng cán bộ trong thực thi công vụ, năng lực của người đứng đầu tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước. Đổi mới năng lực quản trị của chính quyền địa phương đòi hỏi đổi mới năng lực của cán bộ, yếu tố thúc đẩy tính đổi mới chính là tính năng động, tiên phong.

Thứ hai, chính quyền địa phương phải không ngừng củng cố và gia tăng niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào chính quyền địa phương. Ở nền quản trị quốc gia tốt thì hệ thống các cơ quan nhà nước trong đó có chính quyền địa phương phải làm tốt vai trò dẫn đắt, định hướng của mình, phải sử dụng tốt các công cụ kiến tạo phát triển để phục vụ tốt nhất người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, các cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước phải thực thi công vụ vì Nhân dân, không vụ lợi, không tham nhũng. Nâng cao năng lực quản trị của chính quyền địa phương sẽ tạo nên động lực tăng trưởng và phát triển mới cho các địa phương. Đây là cơ sở kinh tế, chính trị quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định an ninh, chính trị, xã hội của địa phương một cách bền vững. Qua đó, củng cố và gia tăng niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào chính quyền địa phương.

2. Nhận diện tính năng động, tiên phong của đội ngũ cán bộ tỉnh Bắc Ninh qua chỉ số đánh giá chất lượng quản trị địa phương 

Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm và sáng tạo là sự say mê, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có. Năng động là cơ sở để sáng tạo và sáng tạo là động lực để năng động. Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động trong xã hội hiện đại. Những hành vi thể hiện tính năng động sáng tạo:


 

Tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ là sự “kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân”; được thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các yếu tố thể hiện tính tiên phong của lãnh đạo, quản lý cấp trung:


 

Trong chỉ số PCI, các yếu tố liên quan trong đánh giá tính năng động của đội ngũ cán bộ cấp trung tại các Sở, ngành và cấp huyện gồm: Có sáng kiến hay ở cấp tỉnh, nhưng chưa được thực thi tốt ở các sở/ngành; Lãnh đạo tỉnh có chủ trương đúng, nhưng chưa được thực hiện tốt ở cấp huyện/thị; Các khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ kịp thời qua các cuộc đối thoại, tiếp xúc doanh nghiệp tại tỉnh.

Nhóm hình 1: Đánh giá một số yếu tố trong tính năng động qua Chỉ số PCI


 


 


 

 

Năm 2021, tính năng động tiên phong (linh hoạt, sáng kiến) của Lãnh đạo tỉnh cao nhất từ trước tới nay thuộc nhóm cao nhất nước và là năm đầu tiên tạo ra chuyển động hệ thống mạnh mẽ hơn trong thực thi ở cấp dưới. Kết quả cho thấy sự cải thiện: Các Sở ngành không thực hiện đúng chủ trương, chính sách của lãnh đạo tỉnh (tỷ lệ giảm từ 76,15% xuống 32,28%); Chính quyền cấp huyện, thị xã không thực hiện đúng chủ trương, chính sách của lãnh đạo tỉnh, thành phố (tỷ lệ giảm từ 65,60% xuống 34,13%).

(Còn tiếp)

Ths. Nguyễn Thị Thúy Yên - Viện Nghiên cứu Phát triển KTXH tỉnh Bắc Ninh